Khi hát nhiều người thường có thói quen sử dụng giọng nasal và điều này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu khi nghe. Vậy nasal là gì, cách khắc phục giọng này như thế nào? Hãy cùng cocacafe.net tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Nasal là gì?
Nasal hay còn được gọi là giọng mũi. Giọng này khi nói, khi hát không nâng cao vòm miệng nên gây khó khăn trong việc thở và không khí không thể thoát hết ra ngoài. Điều này dẫn đến việc âm thanh không được rõ ràng, khiến người nghe cảm thấy như giọng bị nghẹt ở mũi.
Mặc dù có những ca khúc khi được hát bằng giọng nasal sẽ rất hay, thế nhưng không phải tất cả đều hay. Hầu hết với những thể loại như pop, rap hay những ca khúc đương đại thì việc thể hiện bằng giọng nasal đều không được ủng hộ.
II. Cách nhận biết giọng nasal
Có rất nhiều cách giúp bạn nhận biết bản thân có phải là người khi hát sử dụng giọng nasal hay không. Một trong những cách tốt nhất đó là chọn các đoạn khác nhau của bài hát và giữ chặt mũi khi thể hiện. Nếu bạn vẫn có thể hát tốt khi giữ chặt mũi, giọng không thay đổi thì bạn có âm thanh cân bằng cộng hưởng. Nhưng nếu giọng của bạn có sự thay đổi thì có nghĩa là bạn có giọng mũi và cần phải sửa đổi.
Ngoài ra, cũng có cách khác giúp bạn nhận biết giọng nasal là gì. Đó là nhéo miệng và nói một số cụm từ, nếu bạn cảm thấy rung ở các ngón tay thì giọng nói của bạn giọng mũi.
Những người bị giọng mũi khi hát, khi nói chuyện nghe giống như là bị nghẹt mũi. Bạn có thể kiểm tra giọng nasal bằng cách bịt mũi khi nói chuyện.
III. Nguyên nhân gây ra giọng nasal
Như đã chia sẻ khi giải đáp giọng nasal là gì, mỗi khi hốc mũi tác động đến giọng nói, giọng hát sẽ dẫn đến âm sắc tròn trịa và mỏng hơn. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng giọng nasal khi hát.
- Yếu tố bẩm sinh: giọng mũi được xem là một tình trạng bẩm sinh mà trong đó không khí đi qua mũi sẽ út hơn, dẫn đến việc âm thành không đủ cộng hưởng. Do đó, nếu bạn có giọng nasal do yếu tố bẩm sinh thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị theo liệu trình nhất định.
- Do chưa điều khiển được lực nén trong hơi thở: bởi vì bạn chưa thể kiểm soát được sức nén hơi thở của mình nên dù hát hay nói, dù âm thanh tạo ra nhỏ hay to thì bạn cũng không thể kiểm soát được cơ miệng và thanh quản. Nói đơn giản ghì hơi thở khi nói, khi hát vẫn chưa tiếp xúc được với cơ hoành.
- Hình dạng miệng: điều này có nghĩa là vòm miệng thấp và thanh quản cao đều gây ra giọng mũi.
- Phẫu thuật nạo VA: đây là loại phẫu thuật giúp loại bỏ khối mô nằm ở phía sau cửa sau của mũi. Do đó, khi thực hiện phẫu thuật nạo VA sẽ tạo nên khoảng trống lớn ở phía sau họng khiến cho không khí thoát lên mũi nhiều hơn.
- Chấn thương não hoặc có bệnh lý thần kinh: đây cũng được xem là nguyên nhân khiến cho vùng mô mềm quanh lưỡi gà không thể di chuyển hợp lý.
- Hở hàm ếch: đây là dị tật bẩm sinh xảy ra khi miệng của trẻ không được hình thành đầy đủ trong giai đoạn mang thai. Việc phẫu thuật điều trị hở hàm ếch thường được thực hiện trước 1 tuổi. Thế nhưng có khoảng 20% trẻ bị hở hãm ếch sau khi phẫu thuật vẫn gặp vấn đề về giọng nói.
IV. Cách sửa chữa giọng mũi hiệu quả
Để có thể sửa được giọng mũi khi hát, khi nói thì bạn cần phải hiểu được nasal là gì, cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này, qua đó mới có được những giải pháp khắc phục hiệu quả như sau:
- Tập hơi thở: Giọng nasal hiểu đơn giản là hát bằng mũi, vì thế việc tập luyện hơi thở sẽ gắn liền với việc luyện thanh. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra được hoạt động của hơi thở thông qua chất lượng âm thanh. Thời gian đầu, bạn hãy tập thở riêng để làm quen với kiểu thở trong thanh nhạc hoặc tăng cường lực hít thở.
- Tập lấy hơi: Bạn cần phải hít thở nhẹ nhàng và thực hiện nhanh bằng miệng và mũi để có làn hơi sâu đi vào trong phổi. Trước khi hát, bạn nên nén hơi vài giây và cố gắng giữ cho lồng ngực căng trong khi hát.
- Điều chế làn hơi: Bạn cần đưa hơi thở ra đều đặn, không được quá căng cũng như không được phép đứt quãng. Nếu bạn hát từ quãng 4 trở lên thì nên ép bụng nhẹ nhàng để âm thanh khi phát ra đúng với cao độ.
- Trị liệu giọng nói: Ngoài ra, theo các bác sĩ thì bạn cũng có thể dùng phương pháp trị liệu giọng nói. Những bài tập trị liệu giọng nói sẽ giúp bạn thay đổi cách di chuyển lưỡi, hàm và môi để có thể phát âm một cách chính xác. Đồng thời, bạn cũng học được cách kiểm soát tốt hơn vùng mô mềm quanh phần lưỡi gà.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện theo một số bài tập sau đây:
- Nâng cao vòm miệng bất cứ khi nào bạn nói, ăn hoặc di chuyển vòm miệng. Điều này sẽ giúp bạn duy trì việc kiểm soát giọng nói của bản thân. Có một cách khá nhẹ nhàng hơn là hãy ngáp thường xuyên để trải nghiệm và quen với việc nâng cao vòm miệng.
- Khi hát, cố gắng kéo lưỡi về phía trước để không hít quá nhiều không khí thông qua mũi. Hãy thử bắt chước cách chuyển động hàm của những ca sĩ nổi tiếng.
- Khi thể hiện một ca khúc, điều bạn cần quan tâm nhất là cách kiểm soát hơi thở nhịp nhàng. Có một số bài tập như luyện nín thở khi phát âm các chữ cái như “a,” I “ê,” “o,” “u” và “u” mà không được mở môi trên.
Nhìn chung, giọng nói là đặc trưng riêng của mỗi người và giọng mũi không phải là xấu, đặc biệt khi nó không đi kèm với bất kỳ bệnh lý nào. Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu được nasal là gì cũng như có những cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả. Nếu bạn quá lo lắng về giọng mũi thì có thể đến gặp bác sĩ, chuyên gia sức khỏe để được tư vấn tốt nhất.