Chắc hẳn việc có được gương mặt đẹp với những đường nét cân đối là biết mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để làm đẹp tại các viện thẩm mỹ. Vì thế mà thời gian gần đây, giới trẻ rỉ tai nhau về phương pháp cải thiện khuôn mặt có tên là mewing. Vậy mewing là gì, những tác dụng mà nó mang lại có thực sự tốt? Hãy cùng cocacafe.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Mewing là gì?
Mewing là tên gọi của phương pháp đặt lưỡi đúng vị trí nhằm giúp gương mặt thon gọn, nâng cao sống mũi và xương hàm. Được biết, người nghiên cứu ra phương pháp mewing chính là bác sĩ John Mew và được biết đến rộng rãi hơn nhờ vào cậu con trai của ông là Mike Mew.
Thực tế đã có rất nhiều người cải thiện gương mặt rõ rệt khi áp dụng phương pháp mewing. Dưới đây là hai tác dụng cải thiện gương mặt mà mewing mang lại, đó là:
- Nâng cao xương sống mũi: mewing không chỉ giúp chiếc mũi của bạn đẹp và thanh tú hơn mà nó còn giúp mở rộng đường thở của bạn.
- Nâng cao xương hàm: tập mewing sẽ giúp xương hàm được nâng lên, nhờ đó mà gương mặt thon gọn hơn.
Phương pháp mewing hiện được chia thành 2 loại phổ biến:
- Soft mewing: đây là phương pháp tập phù hợp với người mới, theo đó bạn chỉ cần đặt lưỡi đúng vị trí là được.
- Hard mewing: phương pháp này đòi hỏi người tập cần có sự chăm chỉ và chịu khó. Ngoài việc đặt lưỡi đúng vị trí, hard mewing còn yêu cầu người tập phải dùng một lực mạnh để áp lên lưỡi bằng cách nuốt nước bọt.
II. Có chế hoạt động của phương pháp mewing
Để hiểu chính xác phương pháp mewing là gì, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích cơ chế của bài tập này. Phần xương hàm có chúng ta không phải là nguyên khối, nó được cấu tạo bởi xương và các sụn nhỏ nên có thể thay đổi trong suốt cuộc đời.
Trong khi đó, mewing sẽ sử dụng lực đẩy của lưỡi để đưa phần xương hàm ra phía trước và lên cao hơn, nhờ đó mà sống mũi sao hơn và xương mặt không bị bẹt ra phía sau. Tuy nhiên, phương pháp tập này sẽ mất khá nhiều thời gian, thường phải từ 1-2 tháng sau khi tập thì bạn mới dần thấy được kết quả. Vì thế, để mewing mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên kiên trì thực hiện liên tục từ 1 năm trở lên và tập đều đặn mỗi ngày.
III. Những tác dụng khi tập mewing
Nhiều người vẫn luôn cho rằng phương pháp mewing chỉ có tác dụng thay đổi gương mặt, thế nhưng nó còn giúp chúng ta hít thở đúng cách. Dưới đây chính là những tác dụng của mewing là gì, giúp bạn có thể quyết định được việc có nên tập không.
1. Tập thở đúng cách
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc hít thở bằng miệng sẽ gây ra nhiều tác hại, chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra viêm họng… Vì thế tập mewing đúng cách sẽ giúp bạn hít thở bằng mũi đúng cách, hạn chế tình trạng hít thở bằng miệng. Nhờ đó mà không khi đi vào cơ thể sẽ được phù hợp với quy trình tự nhiên.
Không khí khi được hít thở bằng mũi sẽ được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn. Ngoài ra, mewing còn giúp chúng ta loại bỏ những thói quen không tốt cho gương mặt như hợp má, đẩy lưỡi…
2. Cải thiện đường nét khuôn mặt
Nếu tập mewing đúng cách trong thời gian dài thì những đường nét trên gương mặt của bạn cũng được cải thiện rõ ràng hơn. Đặc biệt, sống mũi sẽ được đẩy cao hơn khiến gương mặt thanh tú và cải thiện đường thở. Nhờ đó mà tình trạng viêm mũi, viêm xoang cũng được giảm đi rõ rệt.
Không chỉ vậy, mewing còn giúp nâng cao mà mở rộng xương hàm trên, hàm dưới. Điều này giúp cải thiện khả năng nhai cũng như tình trạng cằm lẹm ở nhiều người.
IV. Cách tập mewing đúng
Cách tập mewing không quá khó, bạn có thể thực hiện dễ dàng tạo nhà. Tuy nhiên, nếu đặt sai lưỡi thì có thể khiến lưỡi bị mỏi trong lúc thực hiện. Thời gian đầu tập mewing, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để có thể đặt lưỡi đúng vị trí, như theo thời gian thì các cơ sẽ tự động nhớ cách đặt lưỡi đúng vị trí. Do không có sự can thiệp của các biện pháp y khoa nên những tác dụng mà mewing mang lại sẽ chỉ xuất hiện khi bạn thực hiện trong thời gian dài. Dưới đây chính là các tập mewing đúng cách nhất.
- Bước 1: Bạn cần khép môi lại
- Bước 2: Sau đó kéo hàm răng dưới lùi về phía sau, sao cho hàm dưới nằm sau hàm trên và tạo ra một khoảng nhỏ giữa hai hàm.
- Bước 3: Tiếp đến, bạn đưa toàn bộ phần lưỡi lên vòm trên vòm miệng sao cho lưỡi ở tư thế thả lỏng nhất.
- Bước 4: Đặt đầu lưỡi ở phía sau nướu của răng cửa, tuyệt đối không để lưỡi chạm vào răng cửa của hàm trên.
Vị trí lưỡi đặt đúng là khi toàn bộ lưỡi nằm sát với hàm trên và bạn không cảm thấy khó thở, hay mỏi lưỡi khi thực hiện. Tuy nhiên, trong thời gian đầu tập bạn sẽ cảm thấy mỏi nhưng lâu dần sẽ quen và cơ lưỡi khỏe lên đấy.
V. Một số lưu ý khi tập mewing
- Có thể nói cơ hàm chính là bộ phận phức tạp trong cơ thể của con người, do đó việc thay đổi cấu trúc cơ hàm có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ngay cả khi bạn có thể thay đổi cấu trúc của cơ hàm hoặc vị trí hàm dưới thì cũng có thể dẫn đến một số vấn đề. Vậy những rủi ro khi tập mewing là gì? Đó là khiến răng bị xô lệch, làm lệch hàm trên, hàm dưới; khiến răng lung lay hoặc có thể bị sứt mẻ; gây ra tình trạng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm…
- Luyện tập mewing đòi hỏi sự kiên trì bởi hiệu quả mà nó mang lại rất từ từ. Bạn cần duy trì việc tập luyện ít nhất là 8 tháng thì mới thấy kết quả xuất hiện.
- Khi mới tập mewing thì bạn nên thực hiện khoảng 20 đến 30 phút/ngày. Sau đó sẽ tăng dần thời gian tập để gai tăng hiệu quả.
- Nên tập luyện mewing càng sớm càng tốt để những hiệu quả mà nó mang lại sẽ phát huy tốt nhất.
Nhìn chung, mewing là phương pháp tuyệt với giúp bạn cải thiện đường thở cũng như làm thon gọn gương mặt. Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu rõ mewing là gì và tự mình quyết định việc có nên tập không nhé.