Trong thế giới đầy kịch tính của bóng đá đâu chỉ có những pha bóng ngoạn mục hay bàn thắng gào thét niềm vui mà ẩn sau đó đôi khi còn tồn tại một khái niệm đầy tranh cãi mang tên “tẩy thẻ”. Vậy, tẩy thẻ là gì, tại sao nó lại tồn tại và liệu hành động này có đáng để đánh đổi hay không? Cùng cocacafe.net tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
I. Tẩy thẻ là gì?
Hiểu một cách đơn giản, tẩy thẻ là việc cầu thủ hoặc huấn luyện viên cố tình phạm lỗi để nhận thẻ phạt, nhằm mục đích xóa thẻ phạt trước đó của mình hoặc đồng đội.
Hãy tưởng tượng nếu cầu thủ nhận thẻ vàng trong một trận đấu, đồng nghĩa với nguy cơ bị treo giò trong trận tiếp theo mà tính chất của trận cầu đó lại rất quan trọng. Chính vì thế mà hành động tẩy thẻ giúp bạn xóa đi án treo giò ấy, sẵn sàng ra sân cho trận chiến kế tiếp mà không phải lo sợ điều gì.
Trong bóng đá, tẩy thẻ cũng là một vấn đề gây tranh cãi đối với giới chuyên môn và cổ động viên. Những năm gần đây, đã có nhiều trường hợp cầu thủ cố tình phạm lỗi để tránh án treo giò, khiến dư luận bức xúc, diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
II. Những trường hợp nào cầu thủ tẩy thẻ?
Nếu là người theo dõi bóng đá lâu năm thì có thể dễ dàng nhận thấy tẩy thẻ là một phần không thể thiếu trong môn thể thao Vua. Có nhiều tình huống mà “tẩy thẻ” được cân nhắc, mỗi trường hợp lại chứa đựng rủi ro và lợi ích riêng.
Đa số các cầu thủ thực hiện hành vi tẩy thẻ như là cách để tránh án treo giò trong các trận cầu quan trọng. Đây chính là lý do phổ biến nhất trong bóng đá. Cầu thủ đang đứng trước án treo giò có thể cố tình phạm lỗi nhẹ cuối trận để tránh bị cấm thi đấu trong trận sau. Thường thì tính chất của các trận cầu sau sẽ không quá khó khăn nên đây có thể được xem là cách để cầu thủ vừa nghỉ ngơi vừa tránh rủi ro bị treo giò đúng vào các trận cầu quan trọng.
III. Mặt trái của hành động tẩy thẻ
Dù mang đến một số lợi ích nhất định đối với bản thân cầu thủ và đội bóng đó nhưng tẩy thẻ không phải là hành động hoàn toàn trong sạch, không tì vết đối với các cầu thủ thi đấu tại môn thể thao Vua. Nó tiềm ẩn nhiều mặt trái đáng suy ngẫm như sau:
1. Mất tinh thần fair-play
Hành động cố tình vi phạm luật lệ rõ ràng đi ngược lại tinh thần fair-play của bóng đá. Nó tạo ra tiền lệ xấu, có thể lây lan và biến sân cỏ thành sàn diễn của những pha diễn kịch để cầu thủ để “được nhận” án phạt từ trọng tài.
Hiện nay, để tránh hành vi tẩy thẻ diễn ra tại môn thể thao Vua, một số chuyên gia đề xuất thay đổi luật thẻ phạt, chẳng hạn như tăng nặng hình phạt đối với những pha phạm lỗi tẩy thẻ nhằm hạn chế hành vi thiếu văn minh. Ngoài các hình phạt trực tiếp liên quan đến thi đấu, thì bất cứ ai có hành động tẩy thẻ đều đứng trước khả năng bị phạt tài chính. Số tiền phạt thường do quy định của tổ chức giải đấu hoặc liên đoàn, và mức phạt có thể tăng lên dựa vào tính chất và hành vi đó.
Bên cạnh đó, hành vi tẩy thẻ có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của cầu thủ, đặc biệt nếu hành vi đó được coi là không thể chấp nhận được. Rất nhiều các cầu thủ nổi tiếng đã nhận phải rất nhiều sự chỉ trích vì có hành vi tẩy thẻ thiếu tinh thần fair play này.
2. Đứng trước nguy cơ nhận thẻ đỏ
Đôi khi, việc tẩy thẻ không diễn ra như mong đợi của nhiều người. Đa số các cầu thủ đều mong muốn nhận thêm một thẻ vàng để bị treo giò trong trận cầu tới nhưng chỉ cần họ sai số trên sân, dẫn đến một pha phạm lỗi thô bạo quá mức có thể khiến cầu thủ trực tiếp nhận thẻ đỏ, khiến đội nhà rơi vào thế thiếu người bất lợi. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của trận cầu đó, khiến các đồng đội sẽ phải hứng chịu hậu quả do bản thân mình gây nên.
Bên cạnh đó, huấn luyện viên và đội trưởng cần có chiến thuật phân bổ thẻ phạt hợp lý, tránh trường hợp nhiều cầu thủ cùng nhận thẻ vàng trong một trận đấu, tạo điều kiện cho việc tẩy thẻ diễn ra. Ví dụ như trong trận đấu một cầu thủ đã phải dính thẻ vàng, huấn luyện viên có thể thực hiện các tình huống thay người hợp lí để bảo đảm chất lượng đội hình, vừa hạn chế nguy cơ cầu thủ đó phải dính thêm thẻ vàng nữa.
3. Gây mất đoàn kết
Tẩy thẻ có thể ảnh hưởng đến tinh thần đồng đội bởi việc cố tình phạm lỗi đôi khi bị coi là hành động ích kỷ, đặt lợi ích cá nhân lên trên tinh thần tập thể. Như trong nhiều tình huống tẩy thẻ khiến đội bóng phải chơi thiếu người, kiến các nhân tố còn lại trong đội hình phải thi đấu hơn 100% sức mạnh để bù vào vị trí mà cầu thủ đó để lại. Chính vì thế mà thay vì mạo hiểm với “tẩy thẻ”, các cầu thủ và huấn luyện viên cần cân nhắc và áp dụng những giải pháp thay thế an toàn và fair-play hơn. Điều này đòi hỏi các cầu thủ khi thi đấu trên sân cần giữ sự tập trung và luôn tuân thủ luật lệ, hạn chế tối đa các pha phạm lỗi có thể dẫn đến thẻ phạt. Điều này không chỉ tránh rủi ro tẩy thẻ thất bại, mà còn nâng cao chất lượng thi đấu trên sân.
IV. Tổng kết
Đọc đến đây thì bạn cũng có được đáp án cho câu hỏi tẩy thẻ là gì rồi chứ? Bóng đá là môn thể thao mang tinh thần fair-play và tẩy thẻ là một hành vi trái với tinh thần đó. Để xây dựng một nền bóng đá văn minh và chuyên nghiệp, cần có sự chung tay của tất cả các bên liên quan để cùng nhau tạo nên môi trường bóng đá lành mạnh. Mong là sau khi đọc bài viết này, bạn đã nắm được cho mình các kiến thức cần thiết về môn thể thao Vua này rồi nhé.